Ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng khác
Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều chất xơ?
Ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày để giảm cân hiệu quả?
Có phải ăn nhiều chất xơ có giúp ổn định đường huyết?
Bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn?
Điều gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều chất xơ?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Niti Desai, Bệnh viện Cumbala Hills (Ấn Độ), việc ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng khác. Quá nhiều chất xơ trong ruột có thể ngăn chặn các tế bào đường ruột hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác. Chất xơ dư thừa trong hệ thống tiêu hóa thường khiến việc hấp thu calci, magne, kẽm và sắt... bị cản trở.
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn đối phó được với tình trạng táo bón. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chất xơ lại có thể có tác dụng ngược lại, nếu bạn uống quá ít nước. Ngoài ra, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể khiến bạn bị tiêu chảy và đầy hơi, vì nó có thể gây thể cản trở quá trình tiêu hóa.
Chất xơ có đặc tính thẩm thấu nước trong ruột. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước và đặt bạn vào nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đây là lý do tại sao bạn nên uống ít nhất 8 ly nước/ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Bạn nên ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn khoảng 25 - 35g chất/ngày xơ thông qua các nguồn thực phẩm. Chất xơ bao gồm 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cơ thể cần cả 2 loại chất xơ này. Cùng với chất xơ không hòa tan, cơ thể cần chất xơ hòa tan để làm chậm quá trình tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Các loại rau họ cải có chứa nhiều chất xơ không hòa tan hơn chất xơ hòa tan. Ngược lại, các loại trái cây chứa nhiều chất xơ hòa tan hơn chất xơ không hòa tan. Vì vậy, bạn cần phải ăn cả rau, củ và trái cây, cùng với rất các loại thực phẩm khác như: Đậu và bột yến mạch để bổ sung đủ cả 2 loại chất xơ này.
Bình luận của bạn